Tư vấn hỏi đáp
Theo quy định tai khoản 14 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 định nghĩa tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Căn cứ theo Điều 24 Luật Phá sản năm 2014, chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được tính dựa trên thời gian, công sức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Căn cứ vào các quy định: điểm e khoản 1 Điều 16, khoản 6 Điều 9 và khoản 3 Điều 23 Luật Phá sản năm 2014, có thể thấy, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Phá sản năm 2014, thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chia làm hai nhóm chính: chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nơi mình làm việc khi hết thời hạn 03 tháng nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã đó không thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác
Tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 đã quy định khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì ngoài chủ nợ (bao gồm chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần) và người lao động của doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp đó cũng có thể tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tự nguyện
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Như vậy, việc doanh nghiệp chỉ trả một phần giá trị khoản nợ đã đến hạn, không trả đủ nợ cho chủ nợ thì được coi là mất khả năng thanh toán.
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thời gian thanh toán nợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã là 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Thời gian này được xác định là hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã có thời gian để khắc phục khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh
Tại khoản 10 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 là: chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng quá trình giải quyết phá sản.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản.
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 quy định: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tại khoản 4 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, một doanh nghiệp bị phá sản là khi doanh nghiệp đó bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Công văn 199/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 18 tháng 12 năm 2020 giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong giải quyết phá sản như sau: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Điều 48 Luật Phá sản năm 2014 quy định: Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau