QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN
|
Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý Tài Sản Đỉnh Luật (Top Law Company) được thành lập theo Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động số 0318496686. Là một trong những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, quản lý và thanh lý tài sản theo luật Phá sản doanh nghiệp. Tư vấn cho các tổ chức và cá nhân về các giải pháp SXKD, đầu tư, tài chính, kế toán,... và là đại diện Pháp lý trong các vụ án tại tòa án và các trung tâm trọng tài trong và ngoài nước.
Với sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam, với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý về Luật Phá sản, quản lý tài chính kế toán, hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyên ngành của chúng tôi.
Đỉnh Luật (Top law) có đội ngũ các Quản tài viên, Luật sư, Chuyên viên tài chính, kế toán có nhiều kinh nghiệm việc thực hiện Tư vấn, tái cơ cấu cho những Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp; giải quyết nhanh chóng dứt điểm các vụ án được Tòa án nhân dân chỉ định. Cung cấp các dịch vụ hổ trợ pháp lý chuyên nghiệp, dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, dịch vụ kế toán thuế... Đỉnh Luật đã và đang khẳng định được uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước về các dịch vụ trên một cash chuyên nghiệp.
Khách hàng nhận xét về công ty Đỉnh Luật
ĐỘI NGŨ QUẢN TÀI VIÊN VÀ CỐ VẤN PHÁP LÝ
HỒ TRUNG HẢI NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ LÊ THỊ THÚY HẰNG VŨ ANH THAO ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
|
Theo quy định tại Điều 12 Luật Phá sản năm 2014, những người là luật sư; kiểm toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong lĩnh vực được đào tạo khi có yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp ở hiện tại và sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung và gửi kèm các tài liệu (nếu có) tương tự với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tự yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Mục 3.
Theo quy định tai khoản 14 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 định nghĩa tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Căn cứ theo Điều 24 Luật Phá sản năm 2014, chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được tính dựa trên thời gian, công sức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Căn cứ vào các quy định: điểm e khoản 1 Điều 16, khoản 6 Điều 9 và khoản 3 Điều 23 Luật Phá sản năm 2014, có thể thấy, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Phá sản năm 2014, thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chia làm hai nhóm chính: chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014, người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nơi mình làm việc khi hết thời hạn 03 tháng nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã đó không thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác
Tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 đã quy định khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì ngoài chủ nợ (bao gồm chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần) và người lao động của doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp đó cũng có thể tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tự nguyện